Lợi ích của việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin

Thứ tư - 02/08/2023 14:08 87 0

Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản, quan trọng của công dân, được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cũng như được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác

Thực hiện quyền tiếp cận thông tin bao hàm việc công dân được quyền tiếp cận và biết được những thông tin của Nhà nước, do cơ quan nhà nước tạo ra hoặc nắm giữ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin do mình tạo ra hoặc nắm giữ trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Thực hiện quyền tiếp cận thông tin mang lại lợi ích cho cả hai phía Nhà nước và công dân trên nhiều khía cạnh.

Dưới góc độ kinh tế, việc tăng cường và mở rộng thông tin cũng có nghĩa là tăng cường và nâng cao tri thức, đặc biệt với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin hiện đại, có thể đem đến những biến chuyển cơ bản trong việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Thông tin công khai, minh bạch còn giúp cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tin tưởng hơn vào các kế hoạch kinh doanh của mình, xây dựng cho mình các kế hoạch đầu tư dài hạn, điều này đem lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí kinh doanh và các rủi ro khi đầu tư.

Dưới góc độ mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, việc công khai các thông tin cũng làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Người dân có đầy đủ các nguồn thông tin giúp họ đóng vai trò chủ động hơn trong xã hội. Người dân cũng tin tưởng hơn vào Nhà nước và sẵn sàng, chủ động đóng góp xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật.

Về mặt chính trị - xã hội, việc công khai thông tin bảo đảm cho quyền tiếp cận công bằng của người dân, tăng lòng tin của người dân đối với Nhà nước và chế độ chính trị, mở rộng các hoạt động chính trị - xã hội và làm cho đất nước ngày một phồn thịnh, an ninh trật tự. Các nhóm lợi ích trong xã hội được duy trì và công bằng, hài hòa hóa, cùng giúp nhau phát triển.

Về mặt hiệu quả quản lý nhà nước, việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin làm cho người dân tham gia một cách chủ động hơn vào hoạt động quản lý nhà nước, làm tăng tính trách nhiệm của công dân cũng như các cơ quan công quyền, làm xã hội trở nên năng động và phát triển hơn.

Bên cạnh đó, việc bảo đảm cơ chế tiếp cận thông tin cũng thiết lập cơ chế giám sát có hiệu quả từ công chúng tới các hoạt động của cơ quan công quyền, đặc biệt là các cơ quan hành chính, qua đó, các cơ quan này cũng sẽ hoạt động hiệu quả và trách nhiệm hơn.

Về mặt xã hội, người dân có thể tự mình cải thiện cuộc sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có điều kiện tiếp cận đầy đủ thông tin.

Tác giả bài viết: Bé Năm (TP-HT)

Nguồn tin: Bộ Tư pháp

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay1,943
  • Tháng hiện tại28,283
  • Tổng lượt truy cập712,072
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
hồ chí minh
Đẩy mạnh học tập làm theo HCM
van ban quy pham phap luat
chính sách mới chính phủ
gop y du thao
hop thu dien tu
tuyen truyen
cổng dữ liệu quốc gia
Chuyển đổi số Tây Ninh
VNEID
Bản đồ thể chế
Đường dây nóng tiếp nhận PAKN
Công báo Chính phủ
công báo
Trợ giúp pháp lý
Quy hoạch sử dụng đất
Công khai ngân sách
Bản đồ du lịch
Giải đáp chính sách online
1022
Hỏi đáp trực tuyến
Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây