Giá trị lịch sử của Tuyên ngôn độc lập - Áng thiên cổ hùng văn lập quốc

Thứ ba - 15/08/2023 13:52 79 0

Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa đất nước ta bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chấm dứt thời kỳ lịch sử lâu dài của dân tộc dưới những chế độ áp bức, bóc lột khác nhau.

Giá trị lịch sử của Tuyên ngôn độc lập - Áng thiên cổ hùng văn lập quốc

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu

Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã luôn dũng cảm chiến đấu đánh tan mọi thế lực xâm lược hùng mạnh nhất để giành và giữ nền độc lập dân tộc. Đến giữa thế kỷ XIX, dân tộc ta phải đương đầu với những kẻ thù mới, lớn mạnh hơn ta rất nhiều lần, đó là thực dân Pháp và phát xít Nhật. Do vậy, toàn thể dân tộc Việt Nam tiếp tục đứng lên, theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì đấu tranh để giành lại nền độc lập dân tộc, bước vào một thời kỳ lịch sử hoàn toàn khác, với một chế độ chính trị, xã hội không còn áp bức, bóc lột. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho Nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc[1]”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.     (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Đánh dấu thắng lợi vĩ đại Cách mạng Tháng Tám và mở ra một trang mới của lịch sử dân tộc, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy[2]”. Người nhấn mạnh “dân tộc nào cũng có quyền được sống, quyền sung sướng và quyền tự do[3]” mà theo Người, ý nghĩa sâu xa của điều này là “nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì[4]”.

Qua thực tiễn có thể khẳng định, Tuyên ngôn Độc lập đã thức tỉnh, lay động, cổ vũ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh để bảo vệ đất nước. Tuyên ngôn Độc lập còn xác định thái độ, trách nhiệm của mỗi người dân trước các nguy cơ tồn vong của dân tộc, bởi “nước có được độc lập thì dân mới có tự do, đồng bào mới có cơm ăn, áo mặc, được học hành”. Trong mỗi hoàn cảnh cụ thể của đất nước, Tuyên ngôn Độc lập luôn mang lại giá trị và bài học sâu sắc, là kim chỉ nam hành động cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; khẳng định ý chí, khát vọng ấm no, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây