Cần có nhà trưng bày hiện vật đạt chuẩn

Thứ năm - 10/08/2023 11:33 198 0

BTN - Ông Nguyễn Nam Giang cho biết, để người dân, thanh thiếu niên được học tập, giáo dục về lịch sử, truyền thống cách mạng qua việc tham quan bảo tàng, Sở kiến nghị UBND tỉnh sớm cho chủ trương chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện các thủ tục, quy định xây dựng mới Bảo tàng Tây Ninh.

Di sản văn hoá có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và cộng đồng, tạo động lực, nguồn lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đem đến lợi ích kinh tế và quảng bá hình ảnh của địa phương, đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá luôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

 

Một số hiện vật được cất giữ tại Bảo tàng tỉnh.

Di sản văn hoá có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và cộng đồng, tạo động lực, nguồn lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đem đến lợi ích kinh tế và quảng bá hình ảnh của địa phương, đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá luôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Cần có nhà trưng bày hiện vật đạt chuẩn

Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hoá, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hoá của công chúng. Nhiệm vụ của Bảo tàng là sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật; nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tổ chức phát huy giá trị di sản văn hoá phục vụ xã hội…

Bảo tàng Tây Ninh đang lưu giữ 16.868 hiện vật, trong đó, nhiều hiện vật có giá trị như: tượng đá, gốm sứ văn hoá Óc-eo, gốm sứ Thái Lan thế kỷ XIV-XV, gốm sứ Việt Nam thế kỷ XIX-XX, chuông đồng thời Nguyễn, hiện vật qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, hiện vật văn hoá các dân tộc như: thuyền độc mộc, khối bông đá… và 18 bộ sưu tập hiện vật, trong đó có 3 bộ sưu tập được xây dựng và giám định hoàn chỉnh gồm: tượng cổ vật chất liệu gỗ, đôn gốm Lái Thiêu, đôn gốm Cây Mai. Tuy nhiên, Bảo tàng tỉnh nhưng chưa phát huy được giá trị của nó, do chưa có nhà trưng bày bảo đảm theo tiêu chuẩn và an ninh.

Ông Nguyễn Nam Giang- Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL cho biết, Bảo tàng tỉnh chưa được đầu tư xây dựng theo đúng quy định, việc tổ chức triển lãm tạm thời được thực hiện tại sảnh của Trung tâm Văn hoá - Nghệ thuật tỉnh và chỉ giới thiệu hình ảnh, chưa thể mang nhiều hiện vật ra trưng bày, do không gian không bảo đảm điều kiện về an ninh, an toàn cho hiện vật nên không thu hút được khách đến tham quan tại Bảo tàng.

Hệ thống kho cơ sở của Bảo tàng đóng vai trò rất quan trọng, là nơi bảo quản, lưu giữ hiện vật để phục vụ nghiên cứu, trưng bày và giới thiệu đến công chúng. Tuy nhiên, Bảo tàng tỉnh chỉ xây dựng tạm 3 phòng có tổng diện tích 1.800m2. Kho bảo quản chưa bảo đảm theo quy định chung của hệ thống Bảo tàng có thể làm hư hại hiện vật được lưu giữ; diện tích hẹp, gây khó khăn cho công tác sắp xếp, kiểm kê, bảo quản; hệ thống máy hút ẩm, hút bụi, thông gió, kệ, tủ, bục bệ và tủ chống ẩm để bảo quản phim, ảnh… chưa được trang bị, đầu tư đúng kỹ thuật.

Ông Nguyễn Nam Giang cho biết, năm 2018, UBND tỉnh ký Quyết định số 1813/QĐ-UBND ngày 19.7.2018 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch Bảo tàng trên địa bàn tỉnh năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, Bảo tàng tỉnh sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2020-2022, bảo đảm quy chuẩn Bảo tàng cấp tỉnh, hình thức trưng bày mang tính khoa học và hiện đại. Địa điểm xây dựng tại trung tâm thành phố Tây Ninh với quy mô 7.000m2 bao gồm hệ thống kho, phòng trưng bày, khu vực trình diễn, khu vực trưng bày hiện vật ngoài trời…

 

Rìu đá được cất giữ tại Bảo tàng tỉnh.

Chú trọng công tác quản lý hiện vật, tư liệu

Thời gian qua, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức sưu tầm hiện vật gốc bằng nhiều hình thức như: vận động người dân hiến tặng; khai quật di tích khảo cổ học, tiếp nhận hiện vật từ nhà sưu tập tư nhân Nguyễn Ngọc Ẩn và các đơn vị như Cục Hải quan Tây Ninh, Công an tỉnh bàn giao…

Từ năm 2016 đến ngày 30.6.2023, Bảo tàng tỉnh sưu tầm được 1.243 hiện vật và 39.650 mảnh gốm đã qua chỉnh lý. Công tác thu thập hình ảnh, tư liệu để tổ chức trưng bày, triển lãm phục vụ cho các sự kiện thường niên hằng năm, đặc biệt là những sự kiện quan trọng của tỉnh- là một trong những nhiệm vụ quan trọng, luôn được Bảo tàng tỉnh quan tâm thực hiện.

Ông Nguyễn Nam Giang- Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL cho biết, để bổ sung hình ảnh, tư liệu nhằm phục vụ tốt cho việc trưng bày, triển lãm, hằng năm, Bảo tàng tỉnh thường xuyên thực hiện công tác sưu tầm, lưu trữ, khai thác từ các nguồn Báo Tây Ninh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Thông tấn xã Việt Nam, kho tài liệu địa chí đang lưu trữ tại Thư viện tỉnh.

Đối với công tác quản lý hiện vật, Bảo tàng tỉnh thực hiện đạt 100% việc đăng ký hiện vật vào hệ thống sổ đăng ký hiện vật và sổ phân loại hiện vật. Hệ thống danh sách hiện vật được lập chi tiết, đầy đủ, bảo đảm các yếu tố khoa học và được lưu giữ cẩn thận, từ danh sách tổng hợp tất cả loại hình hiện vật đến danh sách phân loại theo chất liệu, thuận tiện cho công tác quản lý cũng như triển khai công tác chuyên môn.

Hiện vật trong kho được kiểm tra, bảo quản và theo dõi chặt chẽ, chống mối mọt toàn bộ diện tích nhà kho và nhà trưng bày để bảo quản.

Ông Nguyễn Nam Giang cho biết, để người dân, thanh thiếu niên được học tập, giáo dục về lịch sử, truyền thống cách mạng qua việc tham quan bảo tàng, Sở kiến nghị UBND tỉnh sớm cho chủ trương chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện các thủ tục, quy định xây dựng mới Bảo tàng Tây Ninh.

 

Hiện vật thời kháng chiến được cất giữ tại Bảo tàng tỉnh.

Tiếp tục tham mưu bố trí thêm kinh phí để mua hiện vật có giá trị cho bảo tàng; trang bị các thiết bị chuyên dụng như hệ thống máy hút ẩm, hút bụi, thông gió, kệ, tủ, bục bệ và tủ chống ẩm, kho lạnh để bảo quản phim, ảnh...

Đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nguồn nhân lực cho Bảo tàng; tham gia các lớp tập huấn chuyên đề thuộc lĩnh vực Bảo tàng; trao đổi, học tập kinh nghiệm các bảo tàng trong khu vực và toàn quốc.

Ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số hoá vào các hoạt động của bảo tàng như: phần mềm quản lý dữ liệu hiện vật, từng bước triển khai số hoá, tư liệu hoá hiện vật, hình ảnh, tư liệu một cách khoa học, đầy đủ, chính xác, phục vụ tốt việc khai thác thông tin trong công tác nghiên cứu, trưng bày và trình chiếu 3D mapping.

Để chuẩn bị cho việc đầu tư xây dựng trụ sở Bảo tàng tỉnh, Sở VHTT&DL chỉ đạo Bảo tàng tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, học tập kinh nghiệm mô hình bảo tàng các tỉnh, thành phố để xây dựng Đề cương trưng bày bảo tàng làm cơ sở thiết kế xây dựng không gian nhà bảo tàng.

Đồng thời, Sở VH,TT&DL đã đề xuất phương án xây dựng Bảo tàng tỉnh quy mô hiện đại tại khu vực quảng trường trung tâm của tỉnh và được tỉnh đồng ý chủ trương. Thành phố Tây Ninh đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch trong đó có bố trí quỹ đất để xây dựng Bảo tàng.

Nhi Trần

Tác giả bài viết: Thành Lộc (TTVH xã tổng hợp)

Nguồn tin: Báo Tây Ninh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay1,105
  • Tháng hiện tại29,233
  • Tổng lượt truy cập1,336,389
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
hồ chí minh
Đẩy mạnh học tập làm theo HCM
van ban quy pham phap luat
chính sách mới chính phủ
gop y du thao
hop thu dien tu
tuyen truyen
cổng dữ liệu quốc gia
Chuyển đổi số Tây Ninh
VNEID
Bản đồ thể chế
Đường dây nóng tiếp nhận PAKN
Công báo Chính phủ
công báo
Trợ giúp pháp lý
Quy hoạch sử dụng đất
Công khai ngân sách
Bản đồ du lịch
Giải đáp chính sách online
1022
Hỏi đáp trực tuyến
Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử
BỘ PHÁP ĐIỂN
NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây