- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về Liêm và Chính là một biện pháp hữu hiệu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
Ở tuổi 75, ông Đào Văn Mén (ngụ khu phố 4, phường IV, thành phố Tây Ninh) vẫn nặng lòng với công tác Mặt trận, tích cực tham gia tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân. Ông xem đó là niềm vui của tuổi già.
Bằng tư duy lý luận sắc bén, thực tiễn phong phú, sự am hiểu tường tận và tình cảm đặc biệt, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những chỉ đạo toàn diện về văn hóa thông qua cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Những ý kiến của người đứng đầu Đảng ta về văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản thể hiện trong cuốn sách đã bao quát một cách hệ thống, đầy đủ, sáng tạo về những vấn đề căn cốt của từng lĩnh vực, có giá trị khơi gợi khát vọng sáng tạo, cống hiến của những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng của Đảng.
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để dám đương đầu trước mọi khó khăn, thử thách, hành động quyết liệt vì lợi ích chung. Đó là phẩm chất, năng lực, bản lĩnh mà mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp hiện nay phải nêu gương thực hiện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Kể từ ngày 18/5/1946 khi các báo ở Thủ đô Hà Nội lần đầu thông tin với đồng bào ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 19/5/1890, cứ vào dịp sinh nhật Bác, đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế lại gửi tới Người những tình cảm sâu nặng và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Nhưng Bác luôn từ chối những lễ nghi phiền phức, Bác thường dặn trước các địa phương, cơ quan không nên tổ chức linh đình... Ôn lại kỷ niệm về những ngày sinh của Bác là một lần chúng ta lại thấy sáng ngời phẩm chất cao đẹp của một con người vĩ đại!.
Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội từ tiếp cận đạo đức, bài viết tập trung làm rõ nội dung cơ bản và nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội: chủ nghĩa xã hội là lý trưởng tốt đẹp mà loài người sẽ đạt tới; chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu; đặc trưng bao trùm là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; chủ nghĩa xã hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân nhưng không phủ nhận cá nhân.
Chủ nghĩa cơ hội chính trị và phần tử cơ hội chính trị là mối nguy cơ đe dọa vị trí và vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội chính trị dưới mọi biến thể để giữ vững bản chất và sức mạnh của Đảng, để Đảng ta luôn xứng đáng với vai trò tiên phong, gương mẫu và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc đạt được những thắng lợi vẻ vang qua các thời kỳ.
“…Chỉ có hai hạng người không mắc khuyết điểm: Là đứa bé còn ở trong bụng mẹ và người đã chết bỏ vào quan tài. Có hoạt động thì khó tránh khỏi khuyết điểm. Nhưng khi có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình, hoan nghênh người khác phê bình và kiên quyết sửa chữa” - lời Bác huấn thị tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28-11-1959, được Báo Nhân Dân số 2093, đăng ngày 9-12-1959.
"Công tác tuyên truyền là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ..."- là khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền đăng trên báo Nhân dân ngày 25/11/1954.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, là bài học kinh nghiệm quý cho các quốc gia, dân tộc trong cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sự cần thiết và vai trò của việc nêu gương đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Nêu gương được Người coi là một trong những cách thức quan trọng để cán bộ, đảng viên phát huy trách nhiệm của mình trước Đảng và trước nhân dân. Tư tưởng đó của Người có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.
Sáng 5.7, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Tây Ninh tổ chức hội nghị sơ kết công tác tuyên giáo, báo cáo viên; giao ban với các ngành trong khối tư tưởng - văn hoá - khoa giáo 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
BTNO - Sáng 24.5, Ban Thường vụ Thành uỷ Tây Ninh tổ chức hội nghị triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất, liên tục cầm quyền và cầm quyền trong nhiều năm. Để lãnh đạo cách mạng đi đến thành công và xây dựng đất nước phát triển, Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn và đổi mới, trong đó phải lấy đạo đức làm nền tảng. Đạo đức của Đảng tạo nên sức hấp dẫn Đảng, quy tụ được sức mạnh của toàn dân trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Vừa qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tây Ninh ban hành Công văn số 1996-CV/BTGTU, ngày 13.2.2023 phát động hưởng ứng Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2023 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với một số cơ quan Trung ương tổ chức.
Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Sức khoẻ và thể dục” đăng trên báo Cứu quốc số 199, nhằm kêu gọi toàn dân tham gia tập luyện thể dục, nâng cao sức khỏe. Từ năm 1991, ngày 27/3 hằng năm được chọn là “Ngày Thể thao Việt Nam” nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động văn hóa thể thao lành mạnh.
Xác định việc học tập và làm theo Bác là một nội dung quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo đưa nội dung đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào Chương trình hành động thực hiện nghị quyết, kế hoạch hằng năm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện gắn với nhiệm vụ chính trị.
Trong bản Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành một phần nói về vai trò của thanh niên và công tác thanh niên của Đảng. Điều này đã thể hiện tư tưởng, tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Người đối với thanh niên và công tác thanh niên của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, thanh niên là rường cột, là chủ nhân tương lai của đất nước và luôn quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện để thanh niên Việt Nam tham gia tích cực, có hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng đó của Người luôn được Đảng, Nhà nước ta thấm nhuần và vận dụng sáng tạo trong giai đoạn cách mạng mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, thanh niên là rường cột, là chủ nhân tương lai của đất nước và luôn quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện để thanh niên Việt Nam tham gia tích cực, có hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng đó của Người luôn được Đảng, Nhà nước ta thấm nhuần và vận dụng sáng tạo trong giai đoạn cách mạng mới.