5 nguyên nhân ngủ điều hòa bị đau họng, nghẹt mũi

Chủ nhật - 21/05/2023 21:18 153 0

Việc liên tục trải qua cái nắng nóng gay gắt gần đây đã khiến cho nhu cầu sử dụng các thiết bị điện làm mát liên tục tăng. Trong đó, điều hòa dường như là trở thành vật bất ly thân với nhiều hộ gia đình.

Tuy nhiên, sử dụng điều hòa qua đêm vào mùa hè không chỉ gây tốn điện mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhất là đối với trẻ nhỏ nếu dùng sai cách.

Sử dụng điều hòa không đúng cách vừa tốn điện, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe (Ảnh minh họa)
Sử dụng điều hòa không đúng cách vừa tốn điện, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe (Ảnh minh họa)

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Đình Trường - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện 19-8, Bộ Công an, điều hoà không khí giúp cải thiện khí hậu trong phòng để cơ thể có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, đặc biệt sử dụng qua đêm có thể gây ra khô niêm mạc đường hô hấp, dị ứng đường hô hấp và làm viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

Theo bác sĩ Trường, có 5 nguyên nhân gây đau họng, nghẹt mũi khi sử dụng điều hòa qua đêm không đúng cách. Cụ thể:

Độ ẩm trong không khí giảm

Bác sĩ Thành cho hay, máy điều hòa nhiệt độ làm lạnh theo nguyên tắc hấp thụ nhiệt độ, bằng cách để không khí đi qua nhiều lần bộ phần làm lạnh có nhiệt độ thấp. Độ ẩm trong không khi gặp nhiệt độ thấp sẽ hóa lỏng rồi thông qua thiết bị dẫn nước của điều hòa thoát ra ngoài.

Vì vậy, khi mở điều hòa liên tục, không khí sẽ bị khô và độ ẩm trong phòng điều hòa sẽ giảm xuống ngày càng thấp.

Cơ thể mất nước

Khi dùng điều hòa quá lâu đặc biệt là qua đêm, cơ thể chúng ta sẽ bị thiếu hoặc mất nước khiến tuyến nước bọt không tiết đủ để làm ẩm cho miệng và cổ họng. Do đó sẽ dẫn đến hiện tượng đau họng và khô da.

Ngủ mở miệng

Vị bác sĩ cho hay, đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị khô họng nghẹt mũi mỗi sáng khi sử dụng máy điều hòa không khí bởi ngủ mở miệng có thể khiến tắc nghẽn mũi do vách ngăn của mũi bị lệch.

 

Ngủ mở miệng là một trong những nguyên nhân dễ bị khô họng nghẹt mũi mỗi sáng khi sử dụng máy điều hòa

(Ảnh minh họa)

Không thông gió

Khi bật điều hòa, chúng ta phải bịt kín các lỗ thông hơi, ngăn cách không khí trong nhà và ngoài trời. Do đó, không khí bị giữ lại trong nhà thời gian dài sẽ dễ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không bảo trì, vệ sinh điều hòa

Điều hòa lâu ngày không được bảo dưỡng định kỳ nên bộ lọc không khí sẽ đóng bụi bẩn, sinh sôi vi khuẩn, nấm mốc,…. Do đó, khi sử dụng máy chúng ta sẽ hít phải luồng khí ô nhiễm này. Gây nên các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng đến chất lượng sống, sức khỏe.

 

Vệ sinh điều hòa đúng định kỳ sẽ giúp điều hòa bền lại tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Trường khuyến cáo, vào mùa hè nhất là những ngày nắng nóng nên sử dụng điều hòa qua đêm đúng cách để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình.

“Việc mắc các bệnh về hô hấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe về sau. Vì vậy, để có sức khỏe tốt, tăng cường sức đề kháng mọi người cần chú ý và sử dụng điều hòa đúng cách, hợp lý tránh gây ảnh hưởng sức khỏe”, bác sĩ Trường nhắn nhủ.

Nguồn GĐVN

Tác giả bài viết: Thành Lộc (TTVH xã tổng hợp)

Nguồn tin: Tây Ninh Online

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay2,180
  • Tháng hiện tại30,308
  • Tổng lượt truy cập1,337,464
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
hồ chí minh
Đẩy mạnh học tập làm theo HCM
van ban quy pham phap luat
chính sách mới chính phủ
gop y du thao
hop thu dien tu
tuyen truyen
cổng dữ liệu quốc gia
Chuyển đổi số Tây Ninh
VNEID
Bản đồ thể chế
Đường dây nóng tiếp nhận PAKN
Công báo Chính phủ
công báo
Trợ giúp pháp lý
Quy hoạch sử dụng đất
Công khai ngân sách
Bản đồ du lịch
Giải đáp chính sách online
1022
Hỏi đáp trực tuyến
Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử
BỘ PHÁP ĐIỂN
NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây