Lao tiềm ẩn, cách phát hiện và cách điều trị để ngăn chặn sự phát triển của bệnh

Thứ bảy - 29/06/2024 10:37 67 0

1. Lao tiềm ẩn (hay nhiễm lao) là gì?

 * Lao tiềm ẩn (nhiễm lao) là tình trạng có vi khuẩn lao trong cơ thể nhưng chưa gây bệnh.

     * Người nhiễm lao tiềm ẩn mà chưa mắc bệnh lao thì không có triệu chứng.

     * Khoảng 25% dân số thế giới nhiễm lao tiềm ẩn.

    * 5~10% số người nhiễm lao tiềm ẩn có khả năng phát triển thành bệnh lao trong cuộc đời.

    * Nếu hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn lao ở dạng tiềm ẩn sẽ sinh sôi và phát triển thành bệnh lao.

     2. Phát hiện lao tiềm ẩn bằng cách nào?

    * Lao tiềm ẩn không có triệu chứng biểu hiện của bệnh lao.

    * Do vậy, cần làm tét da hoặc xét nghiệm máu để phát hiện nhiễm lao cho người từ 5 tuổi trở lên là người tiếp xúc trong hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi và không nhiễm HIV. Tét da chẩn đoán lao tiềm ẩn còn gọi là xét nghiệm Măng tu (Mantoux). Người làm xét nghiệm được tiêm lao tố vào trong da. Bác sĩ sẽ đọc kết quả sau 48-72h để chẩn đoán lao tiềm ẩn.

     * Với trẻ dưới 5 tuổi là người tiếp xúc trong hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi và người nhiêm HIV thì không càn xét nghiệm chỉ cần loại trừ mắc bệnh lao và không có chống chỉ định là có thể thu nhận điều trị lao tiềm ẩn.

     3. Những người có nguy cơ cao chuyền từ lao tiềm ẩn thành bệnh lao bao gồm:

     * Người tiếp xúc gần, thường xuyên với bệnh nhân lao phổi (người tiếp xúc trong hộ gia đình, nhân viên y tế).

     * Người mắc bệnh mạn tính như bệnh bụi phổi, đái tháo đường, suy thận, chạy thận nhân tạo..

    * Người suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài: người nhiễm HIV, bệnh hệ thống như Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến, bệnh nhân điều trị thuốc sinh học (anti-TNF), bệnh nhân cấy ghép tạng và những người chuẩn bị cấy ghép tạng...

     4. Người nhiễm lao tiềm ẩn cần được điều trị vì vi khuẩn lao trong cơ thể có thể nhân lên và gây bệnh khi cơ thể yếu đi. Điều trị lao tiềm ẩn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lao tới 90%.

     * Điều trị lao tiềm ẩn chỉ dùng 1 đến 2 loại thuốc

     * Khi điều trị cần thực hiện:

    - Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng, đều đặn cùng giờ hàng ngày, đủ thời gian.

   - Tái khám hàng tháng tại Trung tâm y tế quận/huyện.

     - Thông báo ngay cho cán bộ y tế khi thấy có những biểu hiện bất thường như buồn nôn, nôn, ù tai, chóng mặt, vàng da, chán ăn...hoặc các triệu chứng bệnh lao như ho, sốt, tức ngực, khó thở…

     5. Trẻ em sống cùng, hoặc tiệp xúc gần, thường xuyên với người mắc lao phổi cần làm gì?

     Đối với Trẻ em dưới 5 tuổi:

          * Không cần xét nghiệm lao tiềm ẩn.

         * Điều trị lao tiêm ẩn sau khi xác định không mắc bệnh lao.

     Đối với Trẻ em từ 5 tuổi trở lên:

          * Cần Xét nghiệm lao tiềm ẩn.

         * Cần Điều trị lao tiềm ẩn nếu xét nghiệm dương tính và được xác định không mắc bệnh lao.

Tác giả bài viết: Thành Lộc (TTVH tổng hợp)

Nguồn tin: Cổng TTĐT Chính phủ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay1,033
  • Tháng hiện tại27,281
  • Tổng lượt truy cập1,334,437
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
hồ chí minh
Đẩy mạnh học tập làm theo HCM
van ban quy pham phap luat
chính sách mới chính phủ
gop y du thao
hop thu dien tu
tuyen truyen
cổng dữ liệu quốc gia
Chuyển đổi số Tây Ninh
VNEID
Bản đồ thể chế
Đường dây nóng tiếp nhận PAKN
Công báo Chính phủ
công báo
Trợ giúp pháp lý
Quy hoạch sử dụng đất
Công khai ngân sách
Bản đồ du lịch
Giải đáp chính sách online
1022
Hỏi đáp trực tuyến
Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử
BỘ PHÁP ĐIỂN
NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây