Xây dựng Quốc hội số: Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trên môi trường số

Thứ sáu - 10/01/2025 08:59 9 0

Nghị quyết số 1343/NQ-UBTVQH15 về xây dựng và phát triển Quốc hội số giai đoạn 2024 - 2026, định hướng đến năm 2030 xác định, chuyển toàn bộ hoạt động của các cơ quan từ môi trường truyền thống sang môi trường số góp phần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa có văn bản công bố 5 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. Trong đó có Nghị quyết số 1343/NQ-UBTVQH15 về xây dựng và phát triển Quốc hội số giai đoạn 2024 - 2026, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết số 1343/NQ-UBTVQH15 nêu rõ, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại Quốc hội trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiên tiến, hiện đại là cấp thiết.

Qua đó, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về phương thức hoạt động, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đổi mới phong cách, lề lối làm việc, giảm thời gian giải quyết công việc, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo của Quốc hội trên môi trường số; bảo đảm tương thích với chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...

Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát là thực hiện chuyển đổi số của Quốc hội, xây dựng và phát triển Quốc hội số; đổi mới phương thức hoạt động, quy trình nghiệp vụ của Quốc hội dựa trên nền tảng dữ liệu và công nghệ số, bảo đảm liên thông, liên kết, đồng bộ, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Xây dựng Quốc hội số: Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trên môi trường số

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quốc hội

Chuyển toàn bộ hoạt động của các cơ quan từ môi trường truyền thống sang môi trường số góp phần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội.

Tạo môi trường, điều kiện tương tác giữa cử tri với đại biểu Quốc hội. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dữ liệu tập trung, bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật và xác thực thông tin; phù hợp, đồng bộ với chương trình chuyển đổi số quốc gia...

Nghị quyết xác định các mục tiêu cụ thể trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2026 là: Hoàn thành tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin sang hạ tầng số, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, có tính dự phòng cao, đáp ứng tiêu chuẩn; 100% đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức được trang bị chữ ký số.

Kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia; kết nối, liên thông với các cơ quan có liên quan trong hệ thống chính trị, với nghị viện điện tử, nghị viện số của các nước và Liên minh Nghị viện Thế giới.

Cùng với đó, 100% quy trình, nghiệp vụ được thực hiện trên môi trường số. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ nghiệp vụ chuyên môn. 100% hồ sơ tài liệu không mật được số hóa và cập nhật vào cơ sở dữ liệu; hướng tới các tài liệu mật được số hóa và quản lý, sử dụng trên môi trường số.

Xây dựng hệ thống phần mềm công nghệ thông tin hỗ trợ: Công tác lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, công tác đại biểu, công tác dân nguyện; nền tảng truyền thông giữa Quốc hội với cử tri; công tác chỉ đạo, điều hành và công tác quản trị nội bộ phù hợp với Kiến trúc tổng thể Quốc hội số.

Đầu tư xây dựng, thuê hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của Quốc hội với năng lực xử lý dữ liệu lớn; hạ tầng truyền thông bảo đảm tốc độ kết nối, ổn định, an toàn; cơ sở dữ liệu người dùng tập trung, hệ thống xác thực điện tử sử dụng chung, thống nhất trên cơ sở Kiến trúc Quốc hội số.

Giai đoạn từ năm 2027 đến năm 2030: Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu. Hoàn thành việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu với hệ thống bảo mật thông tin nhiều lớp đáp ứng yêu cầu giám sát liên tục; phát hiện, cảnh báo sớm và phản ứng nhanh với các cuộc tấn công mạng, đủ khả năng chống lại các mối đe dọa mạng với các giải pháp sử dụng công nghệ tiên tiến. Kết nối, báo cáo kịp thời thông tin giám sát an toàn, an ninh mạng về cơ quan chức năng và bảo đảm phát hiện sớm các nguy cơ đe dọa an toàn, an ninh mạng.

Nghị quyết cũng xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để xây dựng và phát triển Quốc hội số giai đoạn 2024 - 2026, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm an ninh mạng cho các hệ thống thông tin của Quốc hội; tạo điều kiện để Văn phòng Quốc hội kết nối, khai thác sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai hệ thống dự phòng Quốc hội số tại Trung tâm dữ liệu quốc gia...

Tác giả bài viết: Bé Năm (VPTK) tổng hợp

Nguồn tin: laodongthudo.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay473
  • Tháng hiện tại34,531
  • Tổng lượt truy cập1,377,595
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
hồ chí minh
Đẩy mạnh học tập làm theo HCM
van ban quy pham phap luat
chính sách mới chính phủ
gop y du thao
hop thu dien tu
tuyen truyen
cổng dữ liệu quốc gia
Chuyển đổi số Tây Ninh
VNEID
Bản đồ thể chế
Đường dây nóng tiếp nhận PAKN
Công báo Chính phủ
công báo
Trợ giúp pháp lý
Quy hoạch sử dụng đất
Công khai ngân sách
Bản đồ du lịch
Giải đáp chính sách online
1022
Hỏi đáp trực tuyến
Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử
BỘ PHÁP ĐIỂN
NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây