Công an hướng dẫn cách xử lý khi bị nhắn tin, gọi điện 'đòi nợ khống'

Thứ hai - 03/04/2023 11:46 2.271 0

Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài, thậm chí đến mức bị “khủng bố” điện thoại, người dân hãy trình báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời...

Ảnh minh họa: Cổng thông tin Bộ Công an
Ảnh minh họa: Cổng thông tin Bộ Công an

Thực tế đã và đang có nhiều trường hợp, người dân dù không vay mượn, không bảo lãnh, thậm chí không hề quen biết người vay mượn tiền qua các ứng dụng (app) cho vay tiền nhưng lại bị các đối tượng gọi điện, nhắn tin “khủng bố” đòi nợ, thậm chí bị bêu xấu trên mạng xã hội.

Cổng thông tin Bộ Công an từng đăng bài viết có phân tích, sự việc xảy ra bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người bị "đòi nợ khống" đã tham gia vay tiền qua app và không trả tiền đúng hạn. Các đối tượng đòi nợ sẽ sử dụng dữ liệu danh bạ của họ để nhắn tin, gọi điện thoại nhằm đòi nợ, dù người bị gọi điện không liên quan đến các khoản vay nợ đó.

Nguyên nhân thứ 2, do thủ tục vay tiền qua app hết sức đơn giản, người vay chỉ cần cung cấp thông tin CMND/CCCD là có thể vay được tiền. Một số đối tượng xấu đã lợi dụng việc đánh cắp thông tin hoặc sử dụng thông tin công khai của người dân để thực hiện việc vay tiền qua app nhưng sau đó không trả.

Trước thực tế trên, Bộ Công an khuyến cáo, khi bị các đối tượng gọi điện, nhắn tin “khủng bố khống", người dân cần bình tĩnh xử lý, giải thích ngắn gọn về việc không quen biết người vay hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đề cập. Đồng thời, hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ, nhắc nợ và yêu cầu cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ. Nên ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng.

Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của bản thân cho các đối tượng gọi điện đòi nợ như: Thông tin về giấy tờ tuỳ thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống…

Người dân cũng nên thông báo, hướng dẫn cách xử lý cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình khi bị các đối tượng đòi nợ gọi điện, nhắn tin làm phiền với nội dung như trên.

Người bị "đòi nợ khống" đồng thời sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền của các đối tượng đòi nợ. Đối với các trang Facebook cá nhân có thể khóa các bình luận của người lạ.

Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài, thậm chí đến mức bị “khủng bố” điện thoại, người dân hãy trình báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Người dân khi có nhu cầu vay tiền phải tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin trên website như: tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay với các hình thức phù hợp.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần yêu cầu cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong đơn vị mình không vay qua app không rõ nguồn gốc, không được nhân danh đơn vị hoặc cung cấp số điện thoại của cơ quan, đồng nghiệp để vay tiền

Tác giả bài viết: Thành Lộc (TTVH xã tổng hợp)

Nguồn tin: baophapluat

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay181
  • Tháng hiện tại31,008
  • Tổng lượt truy cập1,338,164
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
hồ chí minh
Đẩy mạnh học tập làm theo HCM
van ban quy pham phap luat
chính sách mới chính phủ
gop y du thao
hop thu dien tu
tuyen truyen
cổng dữ liệu quốc gia
Chuyển đổi số Tây Ninh
VNEID
Bản đồ thể chế
Đường dây nóng tiếp nhận PAKN
Công báo Chính phủ
công báo
Trợ giúp pháp lý
Quy hoạch sử dụng đất
Công khai ngân sách
Bản đồ du lịch
Giải đáp chính sách online
1022
Hỏi đáp trực tuyến
Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử
BỘ PHÁP ĐIỂN
NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây