Trách nhiệm của cá nhân và gia đình trong phòng cháy, chữa cháy

Chủ nhật - 03/03/2024 09:28 93 0

Tình hình cháy ở nước ta trong thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp, đã có không ít vụ cháy gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng con người, để lại hậu quả và gánh nặng cho xã hội. Trung bình mỗi năm nước ta xảy ra hơn 3.000 vụ cháy.

 Trong năm 2023, toàn quốc xảy ra 3.440 vụ cháy, làm chết 146 người, bị thương 109 người, thiệt hại về tài sản sơ bộ ước tính khoảng 878 tỷ đồng và 236 ha rừng.  So với năm 2022, số vụ cháy tăng 206 vụ, tăng 27 người chết, tăng 19 người bị thương, thiệt hại về tài sản tăng 244 tỷ đồng, trong đó, số vụ cháy nhà dân vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, với 1.016 vụ cháy, chiếm 29,5%.

Riêng ở Tây Ninh, trong năm 2023, xảy ra 8 vụ cháy, làm chết 1 người, bị thương 4 người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 6,6 tỷ đồng. So với năm 2022, số vụ cháy không tăng, không giảm. Tuy nhiên, thiệt hại về người tăng 1 người chết, tăng 4 người bị thương; thiệt hại về tài sản tăng 3,1 tỷ đồng.

Trong số các vụ cháy đã điều tra làm rõ nguyên nhân ở nước ta, có 58,6% vụ cháy do sự cố hệ thống, thiết bị điện; 14,8% số vụ cháy do sơ xuất bất cẩn khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt. Nguyên nhân một phần là do một bộ phận không nhỏ người dân còn tâm lý chủ quan, coi nhẹ tầm quan trọng của công tác phòng, chống cháy nổ; phòng ngừa, ứng phó sự cố, tai nạn. Nhiều loại hình nhà ở riêng lẻ bị người dân tự ý chuyển đổi công năng thành nhà ở nhiều căn hộ, nhà trọ với mật độ người ở cao, nhà kết hợp sản xuất kinh doanh gây nguy cơ mất an toàn cháy, nổ.

Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

Cá nhân có trách nhiệm chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng; bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy; thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Chủ hộ gia đình có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ; phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.

Nhiều vụ cháy kinh hoàng trong những năm gần đây gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Để giảm thiểu thiệt hại từ hiểm họa cháy gây ra, từng người dân, từng hộ gia đình cần nâng cao ý thức chủ động, tích cực thực hiện nghiêm trách nhiệm của mình trong phòng cháy và chữa cháy đã được Luật quy định, đồng thời, thực hiện tốt các biện pháp để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Các hộ gia đình cần thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị điện, bếp đun… để kịp thời khắc phục những nguy cơ gây cháy; tắt nguồn lửa và ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng; cẩn trọng trong việc thắp hương, đốt vàng mã; trang bị phương tiện cảnh báo cháy sớm, báo rò rỉ khí gas, bình chữa cháy xách tay, xà beng, nước chữa cháy và hướng dẫn các thành viên trong gia đình cách sử dụng; chuẩn bị và thực hành phương án thoát nạn cho người và tài sản đề phòng cháy xảy ra.

Mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tự trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thực hiện nghiêm các quy định, nội quy an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Khi phát hiện cháy phải nhanh chóng báo động cho mọi người xung quanh; ngắt nguồn điện; sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu để dập lửa, đồng thời báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, số điện thoại 114; tích cực tham gia chữa cháy, cứu người, cứu tài sản./.

Tác giả bài viết: Bé Năm (TP-HT) tổng hợp

Nguồn tin: pbgdpl.tayninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay938
  • Tháng hiện tại31,765
  • Tổng lượt truy cập1,338,921
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
hồ chí minh
Đẩy mạnh học tập làm theo HCM
van ban quy pham phap luat
chính sách mới chính phủ
gop y du thao
hop thu dien tu
tuyen truyen
cổng dữ liệu quốc gia
Chuyển đổi số Tây Ninh
VNEID
Bản đồ thể chế
Đường dây nóng tiếp nhận PAKN
Công báo Chính phủ
công báo
Trợ giúp pháp lý
Quy hoạch sử dụng đất
Công khai ngân sách
Bản đồ du lịch
Giải đáp chính sách online
1022
Hỏi đáp trực tuyến
Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử
BỘ PHÁP ĐIỂN
NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây