10 năm thực hiện Nghị quyết số 33: Phát triển văn hoá và con người Việt Nam

Thứ sáu - 27/12/2024 10:05 4 0

Bài 1: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện

Sự ra đời của Nghị quyết số 33-NQ/TW được đánh giá là có giá trị chính trị mang tính thời đại và ý nghĩa thực tiễn to lớn.

Năm 2014, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Sự ra đời của Nghị quyết số 33-NQ/TW được đánh giá là có giá trị chính trị mang tính thời đại và ý nghĩa thực tiễn to lớn.

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực phát triển bền vững đất nước, do đó, Nghị quyết số 33-NQ/TW một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng ta, đó là văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Đồng thời, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Nữ chiến sĩ Biên phòng và trẻ em dân tộc Chăm. Ảnh Dương Đức Kiên

“Nhận thức vai trò quan trọng của việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Ngành Giáo dục tập trung chỉ đạo đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Ngành Giáo dục xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện từ cấp học mầm non đến đại học” - đánh giá của Ban Tuyên giáo Trung ương

Cụ thể hoá chuẩn mực tư tưởng chính trị

Các chuẩn mực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam thời kỳ mới từng bước được cụ thể hoá, đưa vào một số văn bản pháp luật và quy ước, hương ước làng, xã, quy chế, quy định, nội dung, quy tắc của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Nhiều địa phương, đơn vị đã xây dựng nghị quyết, chỉ thị, chương trình, đề ra những tiêu chí, chuẩn mực xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, tự hào, tôn vinh văn hoá, lịch sử dân tộc.

Các hoạt động văn hoá, giáo dục, khoa học được tổ chức ngày càng nhiều với nội dung, hình thức phong phú nhằm mục tiêu xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ.

Việc giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, xây dựng phẩm chất, nhân cách con người, gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được cấp uỷ, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị quan tâm chỉ đạo, thực hiện.

Các nhà trường đã đưa nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, học viên vào các chương trình học, bồi dưỡng, đào tạo, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Nhiều đề án về tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên đã được ban hành và triển khai thực hiện, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của học sinh, sinh viên, học viên.

Tuyên truyền về quyền, bổn phận của trẻ em, mục tiêu giáo dục toàn diện và hài hoà về đức, trí, thể, mỹ; vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục học sinh, sinh viên và xây dựng môi trường giáo dục gia đình được chú trọng.

Công tác giáo dục lý luận chính trị được tăng cường, chú trọng đổi mới cả về chương trình, nội dung và phương pháp, triển khai đồng bộ trong hệ thống các trường chính trị, đại học và cao đẳng trên phạm vi cả nước.

Các phương tiện truyền thông đại chúng, các hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao đã chú trọng tuyên truyền, giáo dục và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, gắn với xây dựng, rèn luyện đạo đức, thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Việc nghiên cứu, đúc kết, xây dựng và phát huy hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế bước đầu thu được những kết quả tích cực.

Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương tổ chức nhiều hội thảo khoa học nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hoá toàn quốc ngày 24.11.2021.

Thông qua các hội thảo, tọa đàm của các cơ quan Trung ương và địa phương, từng bước hoàn thiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam, góp phần quan trọng, tích cực cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng đạo đức, lối sống văn minh, hiện đại.

Nội dung của các hệ giá trị này vừa bảo đảm được tính khái quát, cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, vừa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước, vừa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Nhiều cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở Trung ương và địa phương đã chủ động, sáng tạo, tổ chức thực hiện các giá trị phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.

Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu được xã hội hoá và truyền thông rộng rãi, góp phần nâng cao nhận thức chung của xã hội, của cán bộ, đảng viên về vai trò của việc chăm lo phát triển con người toàn diện, chú trọng nhân tố văn hoá và con người trong phát triển kinh tế - xã hội, đề cao chấn hưng đạo đức xã hội, xây dựng giá trị con người và văn hoá đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Công tác giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là đối với thanh, thiếu nhi, học sinh, sinh viên, học viên được cấp uỷ, chính quyền các cấp chỉ đạo triển khai thực hiện.

Ngành Giáo dục đã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nhà trường thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, hướng tới các năng lực chung và năng lực chuyên biệt, tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh bắt kịp theo mô hình phát triển năng lực ở những nước có nền giáo dục tiên tiến.

Các hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật, truyền thông đại chúng đã góp phần tích cực vào giáo dục nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, nâng cao năng lực sáng tạo, sản xuất, quảng bá và cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân.

Vai trò của Liên hiệp hội và các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, địa phương được củng cố và phát huy, từng bước nâng cao trách nhiệm cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ vào quá trình xây dựng đời sống văn hoá tinh thần, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, đấu tranh phê phán các hiện tượng phản văn hoá, phản thẩm mỹ.

Giá trị chỉ số con người Việt Nam tăng

Các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể đã quan tâm, triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án tổng thể về phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam.

Giá trị chỉ số con người Việt Nam tăng từ 0,492 (năm 1990) lên 0,726 (năm 2022), tăng gần 50%. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với các chương trình, đề án quốc gia có liên quan được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, thu hút được nhiều đối tượng tham gia đem lại hiệu quả tích cực.

Số lượng huy chương quốc tế đạt được trong các kỳ thi đấu quốc tế ngày càng tăng, đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam giành huy chương vàng tại kỳ Olympic 2016, góp phần khẳng định tài năng và sự trưởng thành của thể thao Việt Nam trong hội nhập quốc tế, khơi dậy lòng tự hào, tinh thần đoàn kết dân tộc thông qua các sự kiện văn hoá - thể thao.

Công tác giáo dục thể chất gắn với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong nhà trường được quan tâm, thực hiện đồng bộ, từng bước tạo được sự thay đổi trong nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của chương trình môn học giáo dục thể chất ở các cấp học.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án quan trọng để kịp thời thể chế hoá, cụ thể hoá nội dung của Nghị quyết số 33-NQ/TW và các luật, nghị quyết của Quốc hội liên quan đến giáo dục thể chất, nâng cao hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên trong nhà trường.

Ngành Giáo dục đã chủ động, phối họp với các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể Trung ương đẩy mạnh thực hiện các chương trình phối hợp, phong trào thi đua nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, đồng thời hướng dẫn các cơ sở đào tạo triển khai giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Đến nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đã thực hiện góp phần giúp học sinh, sinh viên xây dựng được kỹ năng, hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ dần những hành vi, thói quen tiêu cực có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hằng ngày.

Việt Đông

(còn tiếp)

Tác giả bài viết: Thành Lộc - tổng hợp

Nguồn tin: baotayninh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay487
  • Tháng hiện tại31,314
  • Tổng lượt truy cập1,338,470
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
hồ chí minh
Đẩy mạnh học tập làm theo HCM
van ban quy pham phap luat
chính sách mới chính phủ
gop y du thao
hop thu dien tu
tuyen truyen
cổng dữ liệu quốc gia
Chuyển đổi số Tây Ninh
VNEID
Bản đồ thể chế
Đường dây nóng tiếp nhận PAKN
Công báo Chính phủ
công báo
Trợ giúp pháp lý
Quy hoạch sử dụng đất
Công khai ngân sách
Bản đồ du lịch
Giải đáp chính sách online
1022
Hỏi đáp trực tuyến
Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử
BỘ PHÁP ĐIỂN
NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây