Ngày 14/11/2022, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, số 13/2022/QH15.
Cụ thể, khi được phân công giải quyết vụ việc, Trưởng Công an xã có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình để làm rõ thông tin, giải quyết vụ việc nếu:
- Người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc;
- Khi có căn cứ cho rằng hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có thể tiếp tục gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình không chấp hành yêu cầu thì Công an xã được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định pháp luật để đưa người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 3 ngày trong trường hợp: Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình; Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
Tác giả bài viết: Bé Năm (TP-HT) tổng hợp
Nguồn tin: sotttt.tayninh.gov.vn
Ý kiến bạn đọc