Tăng cường thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Chủ nhật - 12/05/2024 23:49 98 0

Sở Y tế yêu cầu các cơ sở tuyệt đối không sử dụng các nguyên liệu thực phẩm, sản phẩm thực phẩm đã bị ôi thiu, hỏng, mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng để chế biến, kinh doanh...

Thời gian gần đây, tại một số địa phương trên cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân. Cụ thể, vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến cơ sở kinh doanh bánh mì que tại tỉnh Quảng Ngãi ngày 12.3.2024; vụ nghi ngộ độc thực phẩm của 15 em học sinh tiểu học tại thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) liên quan đến các cơ sở kinh doanh thực phẩm, gánh hàng rong trước cổng trường học ngày 2.5.2024.

 

Đoàn kiểm tra liên ngành về ATVSTP do Sở Y tế chủ trì thực hiện soi tinopal đối với mẫu bún tươi (kết quả âm tính) tại bếp ăn một trường mầm non trên địa bàn huyện Tân Châu.

Gần đây nhất, vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến cơ sở kinh doanh bánh mì tại thành phố Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) ngày 1.5.2024, khiến 568 người phải nhập viện khám và điều trị do bánh mì nhiễm vi khuẩn Salmonella.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 44/CĐ-TTg về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, để chủ động trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt trong giai đoạn nắng nóng, thời tiết chuyển mùa trên địa bàn tỉnh.

Bà Trần Thị Ngọc Nương- Phó giám đốc Sở Y tế Tây Ninh cho biết, Sở vừa ban hành văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp tăng cường công tác thông tin, truyền thông về ATTP và các hoạt động đảm bảo ATTP bằng nhiều hình thức; đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm (đặc biệt phòng ngừa ngộ độc nấm và Clostridium botulinum), các bệnh truyền qua thực phẩm; tập trung phổ biến các quy định bảo đảm ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố tại các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất…

Bên cạnh đó, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở tuyệt đối không sử dụng các nguyên liệu thực phẩm, sản phẩm thực phẩm đã bị ôi thiu, hỏng, mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng để chế biến, kinh doanh; Thực hiện “ăn chín, uống sôi”, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi giết mổ, phân phối, chế biến thịt gia cầm, thuỷ cầm, tiệt trùng các dụng cụ, bát đũa trước khi ăn uống, hướng dẫn lựa chọn, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn; tuyên truyền để người dân tuyệt đối không thu hái, đánh  bắt, kinh doanh sử dụng động vật, thực vật độc như cá nóc, nấm không rõ nguồn gốc, chủng loại...

 

 Lãnh đạo Trường Mầm non thị trấn Tân Châu giám sát khâu chế biến thức ăn cho trẻ.

Ngày 4.5, UBND tỉnh ban hành công văn đề nghị Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Y tế điều tra nguyên nhân và chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc (nếu có) thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo đúng quy định của Luật An toàn thực phẩm và phân công của Chính phủ theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày ngày 2.2.2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Theo đó, các đơn vị tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm và công tác phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo đúng quy định.

UBND 9 huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm quản lý ATTP trên địa bàn; có biện pháp phù hợp nâng cao năng lực hiệu quả, hiệu lực quản lý điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, ATTP tại các chợ và các đối tượng theo phân cấp quản lý trong lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

 

Đoàn kiểm tra liên ngành về ATVSTP do Sở Y tế chủ trì kiểm tra các hộ kinh doanh thực phẩm, bánh kẹo tại Trung tâm Thương mại Long Hoa (Thị xã Hoà Thành).

Phó giám đốc Sở Y tế Trần Thị Ngọc Nương cho biết thêm, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các đơn vị trực thuộc Sở đã chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch, phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất; tăng cường công tác đào tạo, tập  huấn cho lực lượng chuyên môn trong việc khám, cấp cứu, điều trị; xử lý kịp thời giảm thiểu ảnh hưởng, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về ATTP, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.

Tâm Giang

Tác giả bài viết: Thành Lộc (TTVH tổng hợp)

Nguồn tin: Báo Tây Ninh Online

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay967
  • Tháng hiện tại22,937
  • Tổng lượt truy cập1,366,001
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
hồ chí minh
Đẩy mạnh học tập làm theo HCM
van ban quy pham phap luat
chính sách mới chính phủ
gop y du thao
hop thu dien tu
tuyen truyen
cổng dữ liệu quốc gia
Chuyển đổi số Tây Ninh
VNEID
Bản đồ thể chế
Đường dây nóng tiếp nhận PAKN
Công báo Chính phủ
công báo
Trợ giúp pháp lý
Quy hoạch sử dụng đất
Công khai ngân sách
Bản đồ du lịch
Giải đáp chính sách online
1022
Hỏi đáp trực tuyến
Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử
BỘ PHÁP ĐIỂN
NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây