Khắc phục tình trạng thiếu thuốc bảo hiểm y tế

Thứ hai - 03/07/2023 15:12 116 0

BTN - Để khắc phục tình trạng trên, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo Sở Y tế triển khai các giải pháp để bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân.

Nhân viên Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa tỉnh kiểm tra các mặt hàng thuốc thuộc danh mục BHYT. Ảnh: Tâm Giang
Nhân viên Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa tỉnh kiểm tra các mặt hàng thuốc thuộc danh mục BHYT. Ảnh: Tâm Giang

Tình trạng thiếu nhiều loại thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế (BHYT) thời gian qua gây khó khăn cho việc khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh y tế công lập, khiến cho người tham gia BHYT bức xúc vì không được thụ hưởng quyền lợi. Tháng 6 vừa qua, tại các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND hai cấp tỉnh, huyện tiếp tục ghi nhận nhiều ý kiến của cử tri phản ánh về vấn đề này.

Cử tri Nguyễn Văn Giáp (ấp Phước Bình 1, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu) cho biết, từ tháng 8.2022 đến nay, ông đi khám ở cơ sở y tế công lập nhưng không có thuốc, phải khám bệnh và mua thuốc ở bệnh viện tư nhân. Ông rất mong chính quyền các cấp có giải pháp khắc phục tình trạng này để giảm bớt chi phí khám, chữa bệnh cho người dân.

Cử tri Đoàn Văn Thịnh (ấp Giồng Tre, xã Bình Minh, TP. Tây Ninh) phản ánh, có thông tin từ đầu tháng 7.2023 sẽ tăng mức đóng BHYT, trong khi tình trạng thiếu thuốc BHYT chưa được cải thiện, gây khó khăn cho người dân khi đi khám, chữa bệnh.

Nhìn chung, cử tri chia sẻ với những khó khăn của cơ quan chức năng nhưng vẫn bức xúc, chưa thấy thoả đáng vì tình trạng thiếu nhiều loại thuốc trong danh mục BHYT chưa được khắc phục, người dân khám bệnh có BHYT lại phải bỏ tiền túi mua thuốc. Cử tri kiến nghị ngành chức năng có giải pháp hỗ trợ chi trả tiền mua thuốc, bảo đảm quyền lợi của người dân tham gia BHYT và duy trì tỷ lệ tham gia BHYT trong nhân dân.

Để khắc phục tình trạng trên, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo Sở Y tế triển khai các giải pháp để bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân, không để ảnh hưởng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân như cử tri phản ánh.

Theo ngành Y tế Tây Ninh, thiếu thuốc khám, chữa bệnh BHYT trước hết do công tác đấu thầu thuốc còn nhiều vướng mắc dẫn đến chậm trễ; nhiều công ty dược gặp khó khăn trong công tác cung ứng thuốc do phải dừng hoạt động trong thời gian chống dịch Covid-19.

 

Người dân khám, chữa bệnh BHYT tại Trung tâm Y tế huyện Dương Minh Châu (Ảnh: Tâm Giang)

 

Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đấu thầu mua sắm thuốc chưa điều chỉnh đủ các tình huống đa dạng, yêu cầu từ thực tiễn; ngành Y tế chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đấu thầu mua sắm thuốc, các khâu xây dựng danh mục thuốc, tổng hợp nhu cầu, thẩm định, phê duyệt, chấm thầu, điều tiết, báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng... đều làm thủ công, mất rất nhiều thời gian do khối lượng công việc lớn; tâm lý sợ rủi ro của người thực hiện nhiệm vụ đấu thầu thuốc.

UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo và trình cấp có thẩm quyền kiện toàn Ban Giám đốc Sở Y tế, tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác đấu thầu thuốc tập trung cấp tỉnh; tổ chức mua thuốc theo kết quả đấu thầu tập trung quốc gia; triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đấu thầu, trước hết là công tác chấm thầu.

Ông Trương Văn Hùng- Giám đốc Sở Y tế cho biết, đơn vị được UBND tỉnh giao mua sắm tập trung thuốc của tỉnh. Trên cơ sở danh mục thuốc và kế hoạch đấu thầu được UBND tỉnh phê duyệt, đơn vị đã mở thầu vào ngày 30.11.2022, xét thầu đến ngày 29.5.2023 hoàn thành 2 gói thầu, số lượng danh mục thuốc mời thầu là 1.042 danh mục, có 185 nhà thầu nộp hồ sơ.

Trong quá trình xét, 166 nhà thầu đã trúng thầu, có 853 danh mục thuốc trúng thầu, số tiền trúng thầu là 882 tỷ đồng. Sau khi xét xong thầu và ký thoả thuận khung vào ngày 29.5.2023, phần còn lại theo thoả thuận khung, trong vòng 25 ngày, các nhà thầu sẽ ký tiếp hợp đồng chi tiết, thực hiện thủ tục về bảo lãnh thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh, sau đó tiến hành cấp thuốc theo hợp đồng chi tiết giữa nhà thầu trúng thầu và các cơ sở khám, chữa bệnh.

Về việc khi nào ở các bệnh viện sẽ có thuốc, ông Hùng cho biết: “Từng bệnh viện là đơn vị mua thuốc nên không thể nói một thời điểm chính xác chung của tất cả bệnh viện, vì còn liên quan đến việc bệnh viện thanh toán nợ tiền thuốc của các đơn vị trước đây như thế nào, đơn vị cung cấp thuốc thực hiện việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng; các đơn vị liên quan nhập khẩu nguyên liệu, sản xuất thuốc, nhập khẩu các loại thuốc qua hệ thống thông quan...

Sở sẽ chỉ đạo quyết liệt các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc hệ thống công lập, đôn đốc các đơn vị phải khẩn trương sử dụng kết quả đấu thầu thuốc tập trung cấp tỉnh để mua sắm thuốc phục vụ cho việc khám bệnh cung cấp thuốc BHYT. Với kết quả đấu thầu 853 danh mục thuốc/1.042 danh mục, tức đạt hơn 80%, cơ bản giải quyết vấn đề cung ứng thuốc BHYT cho người dân”.

Về vấn đề chi trả lại tiền mua thuốc cho người dân có thẻ BHYT phải đi mua thuốc bên ngoài, Giám đốc Sở Y tế cho biết, từ năm 2021, Sở đã có văn bản gửi Bộ Y tế về vấn đề này nhưng Bộ chưa có văn bản trả lời chính thức.

 

Cán bộ UBND xã Bình Minh, TP. Tây Ninh vận động người dân tham gia BHYT hộ gia đình. Ảnh: Tâm Giang

 

Theo quy định pháp luật hiện hành, không thanh toán cho những trường hợp mua thuốc bên ngoài nêu trên. Do đó, Sở cũng phải thực hiện theo đúng quy định. Với trách nhiệm là đơn vị được UBND tỉnh giao chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong tỉnh, Sở Y tế sẽ huy động tất cả các nguồn lực hiện có, thực hiện đúng các quy định pháp luật về thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, đào tạo nhân lực...

Thông tin đến cử tri tại các buổi tiếp cử tri vào tháng 6 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, tỉnh mới đấu thầu một số gói thầu thuốc, sau khi đấu thầu xong sẽ có lượng thuốc tương đối để cung cấp cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cũng như khám, chữa bệnh. Hiện nay, Chính phủ có Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về đấu thầu liên quan đến thuốc sẽ góp phần tháo gỡ một số vướng mắc trong công tác đấu thầu thời gian qua.

Ngày 14.5.2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP tăng mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 1.7.2023. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ để: tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sở tăng sẽ kéo theo việc tăng hàng loạt mức hưởng BHXH, BHYT cho người lao động; trong đó, đối với BHYT, mức đóng và chế độ BHYT cũng được điều chỉnh phù hợp với quy định mới.

Giang Hà

Tác giả bài viết: Thành Lộc (TTVH) xã Tân Bình

Nguồn tin: Báo Tây Ninh.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay318
  • Tháng hiện tại31,145
  • Tổng lượt truy cập1,338,301
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
hồ chí minh
Đẩy mạnh học tập làm theo HCM
van ban quy pham phap luat
chính sách mới chính phủ
gop y du thao
hop thu dien tu
tuyen truyen
cổng dữ liệu quốc gia
Chuyển đổi số Tây Ninh
VNEID
Bản đồ thể chế
Đường dây nóng tiếp nhận PAKN
Công báo Chính phủ
công báo
Trợ giúp pháp lý
Quy hoạch sử dụng đất
Công khai ngân sách
Bản đồ du lịch
Giải đáp chính sách online
1022
Hỏi đáp trực tuyến
Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử
BỘ PHÁP ĐIỂN
NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây