Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

Chủ nhật - 10/11/2024 15:21 24 0

- Đối với tổ hợp tác (THT), toàn tỉnh có 102 THT nông nghiệp, trong đó có 48 THT trồng trọt, 16 THT chăn nuôi, 15 THT nước sạch, 3 THT thuỷ sản và 20 THT tổng hợp. Doanh thu bình quân năm của THT khoảng 500 triệu đồng/THT; lãi bình quân hằng năm khoảng 100 triệu đồng/THT.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 127 HTX nông nghiệp (tăng 5 HTX so cùng kỳ), gồm: 35 HTX trồng trọt, 7 HTX chăn nuôi, 3 HTX nuôi trồng thuỷ sản; 10 HTX dịch vụ thuỷ lợi; 72 HTX lĩnh vực tổng hợp. 

Trong số này, có 30/127 HTX ứng dụng công nghệ cao; 84/127 HTX tham gia chuỗi liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã. Doanh thu bình quân năm của HTX khoảng 960 triệu đồng/HTX; lãi bình quân hằng năm khoảng 350 triệu đồng/HTX.

Thu hoạch lúa tại HTX giống cây trồng và dịch vụ nông nghiệp xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu.

Đối với tổ hợp tác (THT), toàn tỉnh có 102 THT nông nghiệp, trong đó có 48 THT trồng trọt, 16 THT chăn nuôi, 15 THT nước sạch, 3 THT thuỷ sản và 20 THT tổng hợp. Doanh thu bình quân năm của THT khoảng 500 triệu đồng/THT; lãi bình quân hằng năm khoảng 100 triệu đồng/THT.

HTX cây ăn trái Bàu Đồn (huyện Gò Dầu) được thành lập vào năm 2020 với chỉ 32 thành viên, sản xuất trên 40 ha sầu riêng. Hiện HTX có 62 thành viên, diện tích trên 115 ha. Sản phẩm sầu riêng của HTX đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao; HTX cũng đăng ký vùng trồng, mã QR nhãn hiệu sầu riêng. 

Nhờ có tem nhãn, mã QR, người tiêu dùng có thể nhận biết được trái sầu riêng này là sản phẩm do HTX phân phối, cũng như biết được xuất xứ của sản phẩm từ Bàu Đồn. Trái sầu riêng của HTX đã có mặt tại các cửa hàng, hệ thống siêu thị trên toàn quốc, đặc biệt là tại Hà Nội. 

Đến nay, HTX cây ăn trái Bàu Đồn đã ký hợp đồng với một doanh nghiệp xuất khẩu cây ăn trái với giá ổn định, thuận lợi hơn trong quá trình liên kết, tiêu thụ sản phẩm.

Theo Sở NN&PTNT, trong năm 2024, ngành đã hỗ trợ cho 6 dự án liên kết sản xuất của 9 HTX, 12 THT với tổng kinh phí 7,4 tỷ đồng, gồm: dự án liên kết sản xuất, xay xát và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao theo hướng VietGAP trên địa bàn tỉnh; dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu trên địa bàn huyện Dương Minh Châu; dự án liên kết cá lóc gắn tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện Dương Minh Châu; dự án liên kết lúa; dự án liên kết trồng sầu riêng; kế hoạch liên kết nuôi cá lóc gắn tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn thị xã Trảng Bàng.

Ngành cũng hỗ trợ cho 2 cơ sở áp dụng VietGAP trên dưa lưới và sầu riêng, tổng diện tích 12,3 ha tại huyện Châu Thành và Tân Biên với tổng kinh phí khoảng 60 triệu đồng; tiếp nhận mới và xem xét 9 hồ sơ đăng ký áp dụng quy trình VietGAP theo quy định.

Hiện Sở NN&PTNT đang hoàn thiện hồ sơ thẩm định, trình UBND tỉnh hỗ trợ 3 lao động trẻ cho hai HTX (gồm 2 lao động cho HTX TM DVNN Phúc Lợi, 1 lao động cho HTX cây ăn trái Bàu Đồn) theo Nghị quyết số 58/2023/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2025, với tổng số tiền khoảng 220 triệu đồng.

Sở NN&PTNT đánh giá, các HTX nông nghiệp ngày càng chú trọng mở rộng dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ. Từ chỗ chỉ thực hiện các dịch vụ chăm sóc và thu hoạch, một số HTX đã tăng cường thêm các dịch vụ như cung ứng giống vật nuôi, cây trồng; cung ứng vật tư, phân bón, thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật; dịch vụ tiêu thụ sản phẩm... 

Nhờ đó, tỷ lệ thành viên sử dụng dịch vụ ngày càng cao, dẫn đến hiệu quả hoạt động của HTX ngày tốt hơn, đời sống thành viên ngày một cải thiện. Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nhiều HTX hoạt động có lãi, hằng năm tham gia đóng góp cùng địa phương xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Chính sách hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tập thể, HTX được tỉnh quan tâm, cụ thể hoá bằng nghị quyết để triển khai thực hiện thuận lợi hơn; các chính sách hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp cũng được quan tâm, lồng ghép để hỗ trợ THT, HTX trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể.

Tuy nhiên, các HTX nông nghiệp có quy mô nhỏ, sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thị trường về chủng loại, số lượng, chưa thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp liên kết. Hiện nay, HTX còn thiếu các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh và thực hiện các hoạt động dịch vụ, nguồn vốn lưu động ít, do đó, nhiều HTX nông nghiệp có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất. 

Tuy nhiên, các đơn vị này lại không có tài sản chung để thế chấp và chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh một cách cụ thể, khả thi nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, cũng như các chính sách hỗ trợ khác.

Theo Sở NN&PTNT, trong định hướng phát triển năm 2025, tỉnh khuyến khích phát triển mới các tổ chức kinh tế tập thể, đa dạng về quy mô và lĩnh vực hoạt động; hỗ trợ phát triển các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả, trở thành kiểu mẫu để nhân rộng và thu hút người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoặc liên kết với HTX; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế tập thể, HTX; xây dựng môi trường hoạt động, sản xuất kinh doanh lành mạnh, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các thành viên.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025, thành lập mới 8 HTX và 5 THT; luỹ kế năm 2025, toàn tỉnh có 132 HTX nông nghiệp với 3.935 thành viên, 105 THT với 2.045 thành viên. 70% tổ chức KTTT lĩnh vực nông nghiệp đạt loại khá tốt, trong đó có ít nhất 65% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị; trên 25% HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Cán bộ quản lý HTX tốt nghiệp cao đẳng, đại học chiếm 35%.

Mặt khác, xử lý dứt điểm tình trạng các HTX đã ngừng hoạt động và các HTX chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của Luật Hợp tác xã; hỗ trợ thu hút 10 lao động trẻ về làm việc tại các tổ chức kinh tế tập thể.

Để thực hiện các mục tiêu này, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 58/2023/NQ-HĐND ngày 8.12.2023 của HĐND tỉnh; triển khai lồng ghép các chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp để hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể; triển khai các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ, thành viên HTX nông nghiệp; phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”.

Song song đó, đơn vị cũng phối hợp các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh hỗ trợ các HTX nông nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, số lượng thành viên, nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; tìm kiếm đối tác để liên kết, liên doanh trong sản xuất kinh doanh, phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Trúc Ly

Tác giả bài viết: Thành Lộc (TTVH tổng hợp)

Nguồn tin: Báo Tây Ninh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay2,767
  • Tháng hiện tại36,825
  • Tổng lượt truy cập1,379,889
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
hồ chí minh
Đẩy mạnh học tập làm theo HCM
van ban quy pham phap luat
chính sách mới chính phủ
gop y du thao
hop thu dien tu
tuyen truyen
cổng dữ liệu quốc gia
Chuyển đổi số Tây Ninh
VNEID
Bản đồ thể chế
Đường dây nóng tiếp nhận PAKN
Công báo Chính phủ
công báo
Trợ giúp pháp lý
Quy hoạch sử dụng đất
Công khai ngân sách
Bản đồ du lịch
Giải đáp chính sách online
1022
Hỏi đáp trực tuyến
Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử
BỘ PHÁP ĐIỂN
NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây